Theo báo cáo chỉ số logistics các thị trường mới nổi năm 2021, Việt Nam thăng 3 hạng so với 20210, xếp thứ 8 trong số 10 quốc gia.
Theo Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025, đến 2025, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP của Việt Nam đạt 5 – 6%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt 15% – 20%.
Trong nửa đầu năm 2021, logistics Việt Nam cũng đón nhiều tín hiệu khả quan trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19. Nhưng làm thế nào để lĩnh vực này của Việt Nam cải thiện, góp phần nâng cao hiệu quả xuất nhập khẩu.
Xung quanh vấn đề trên, phóng viên VTV đã có cuộc trao đổi với ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương.
Báo cáo chỉ số logistics các thị trường mới nổi năm 2021, Việt Nam thăng 3 hạng so với 20210, xếp thứ 8 trong số 10 quốc gia. Theo ông nguyên nhân đến từ đâu?
Ông Trần Thanh Hải: Thị trường logistics Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và điều này gắn liền với hoạt động sản xuất lưu thông trong nước và xuất nhập khẩu.
Bản thân hoạt động logistics đã thay đổi căn bản trong thời gian vừa qua. Bên cạnh việc Việt Nam hoàn thiện khung pháp lý về dịch vụ logistics thì hạ tầng đã cải thiện rất nhiều.

Trong nửa đầu năm 2021, Logistic Việt Nam cũng đón nhiều tín hiệu khả quan trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19. Ảnh minh họa – Dân trí.
Mặc dù ghi nhận những tín hiệu khả quan 2021, nhưng logistics của Việt Nam vẫn gặp phải vấn đề là chi phí cao hơn 20% so với các nước trong khu vực, giá container cao gấp 4 – 7 lần so với trước dịch. Vậy đây có phải yếu tố cản trở xuất khẩu của Việt Nam hay không?
Ông Trần Thanh Hải: Dịch COVID-19 đã khiến hoạt động của các cảng chưa khôi phục lại công suất như trước đây. Hiện lượng container tại nước ta đã bớt khan hiếm hơn nhưng các tuyến tàu đi sang các cảng chưa khôi phục như trước, do vậy vẫn có hiện tượng khan hiếm chỗ trên tàu, khiến giá tàu tăng cao tùy theo từng tuyến.
Cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp logistics của Việt Nam nhìn từ đại dịch COVID-19 là gì? Và các doanh nghiệp vận tải cần làm gì để tận dụng cơ hội?
Ông Trần Thanh Hải: Dịch COVID-19 khiến vận chuyển hành khách hàng không có ảnh hưởng nhưng vận chuyển hàng hoá lại là cơ hội. Nhu cầu kho bãi hiện nay cũng gia tăng. Đó là cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh ở lĩnh vực này.
Khó khăn sẽ rơi vào doanh nghiệp làm dịch vụ giao nhận. Các doanh nghiệp cần có sự thích ứng kịp thời, xoay chuyển để hạn chế những tác động bất lợi và tranh thủ nắm bắt cơ hội mang lại từ những biến động của thị trường như thời gian vừa qua.-
Related Post:
Những thông tin trên giấy phép lưu hành xe quá khổ giới hạn đường bộ chở hàng siêu trường siêu trọng
GIẤY PHÉP LƯU HÀNH XE QUÁ KHỔ GIỚI HẠN ĐƯỜNG BỘ CHỞ HÀNG SIÊU TRƯỜNG [...]
Th2
Tiềm năng phát triển điện gió ngoài khơi
Theo dự thảo Quy hoạch Điện VIII mới đây của Bộ Công Thương trình Chính [...]
Th4
Đã có 5 đoàn tàu metro số 1 được nhập về Thành phố Hồ Chí Minh
Tàu vận chuyển Pulang Tala chở theo đoàn tàu số 4 và số 5 của [...]
Th6
Lại “nóng” thu phí hạ tầng cảng biển, doanh nghiệp như ngồi trên lửa
Doanh nghiệp mòn mỏi kiến nghị và … chờ đợi Những bức xúc này của [...]
Th6
Doanh nghiệp Việt “bức xúc” khi cước vận chuyển thiết lập đỉnh giá mới
Cho rằng các hãng tàu tiếp tục “viện cớ” thiếu container rỗng để tăng giá [...]
Th6
Vướng đường vận chuyển, nhiều dự án điện gió nguy cơ không kịp tiến độ
Các dự án điện gió Việt Nam đang chạy đua nước rút đóng điện trước ngày 31.10 [...]
Th6